Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Sàn gỗ tự nhiên

Sơ lược về sàn gỗ tự nhiên

      Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết xẻ cây rừng gia công thành ván sàn gỗ tự nhiên để lát sàn trong gia đình bởi những đặc tính rất phù hợp của loại vật liệu này khi sử dụng như gần gũi với thiên nhiên, êm ái , giữ nhiệt ở mức vừa phải với bàn chân, sang trọng và ấm áp. Ngày nay, mặc dù nguồn gỗ rừng ngày càng khan hiếm, giá thành sàn gỗ tự nhiên liên tục tăng cao nhưng nhu cầu về sàn gỗ tự nhiên vẫn ngày một tăng và chiếm vị trí quan trọng trong các vật liệu làm sàn. Để đáp ứng được nhu cầu này, với các công nghệ gia công và sơ chế sàn gỗ hiện đại hiện nay, sàn gỗ tự nhiên không chỉ nằm ở một vài loại gỗ quý hiếm mà còn được nghiên cứu và ứng dụng sang các loại gỗ phổ biến khác mà vẫn đảm bảo về tiêu chuẩn thẩm mỹ và tính bền bỉ của sàn gỗ tự nhiên.

Những ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên 

  •    Là loại sàn gỗ  nói lên đẳng cấp người sử dụng, sàn gỗ tự nhiên mang tính thẩm mỹ cao, các vân gỗ hết sức chân thực và sống động.Khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên, người dùng luôn có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, thoải mái và thư giãn điều mà những vật liệu khác như gạch lát, sàn gỗ công nghiệp, thảm sàn, sàn nhựa  khó có thể mang lại.
  •   Sàn gỗ tự nhiên được gia công từ các loại gỗ tự nhiên có đặc tính thích hợp như độ cứng cao , chống mối mọt tốt và đặc biệt chịu nước hiệu quả tạo nên một sản phẩm bền bỉ, đi cùng năm tháng với thời gian lên đến hàng thập kỷ.
  •   Với những công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay , việc bảo trì, thi công  sàn gỗ trở nên hết sức đơn giản. Đặc biệt sau khi dùng một thời gian , người dùng có thể tìm các dịch vụ đánh, sơn bề mặt lại như mới trong thời gian ngắn.

                                                   Sàn gỗ tự nhiên gam màu truyền thống

                                                   Sàn gỗ tự nhiên trang nhã cổ điển


                                                          Bề mặt sàn gỗ Sồi tự nhiên

Các sản phẩm sàn gỗ tự nhiên bán chạy tại sàn gỗ Nguyễn Kim

  1. Sàn gỗ Giáng Hương Lào
  2. Sàn gỗ Căm xe Lào
  3. Sàn gỗ Óc Chó
  4. Sàn gỗ Chiu Liu
  5. Sàn gỗ Sồi 
  6. Sàn gỗ Teak
  7. Sàn gỗ Gõ Đỏ
  8. Sàn gỗ Hương Nam Phi.